Thí dụ
Có một cậu học trò ăn cắp một đồ vật của bạn. Người thầy gặp
riêng anh học trò và giảng giải về sai quấy.
Anh học trò về suy ngẫm lời thầy
thấy đúng là mình lấy đồ người sẽ gây ra phiền não cho người. Biết tự đặt mình
vào hoàn cảnh bị lấy mất đồ vật của mình ưa thích mình sẽ buồn tiếc và tức giận
cũng như ghét kẻ cắp.
Từ đó, anh không bao giờ ăn cắp. trước thì nhớ bài học mình
trải qua. Sau chẳng còn nhớ đến việc đó nữa, anh sống đúng với bổn tính thuần
lương nên chẳng hề có mảy may tư niệm lấy của người. Thích vật gì anh mua bằng
tiền mình hoặc đơn giản như mọi người (tính bản thiện vốn có) để dành tiền mua.
1) Qua câu chuyện, từ việc ưa thích ham muốn + có vật ưa
thích + cơ hội đi đến hành vi ăn cắp (ác pháp). Lại cũng từ viẹc ác + lương tâm
+ cơ hội sanh ra thiện pháp (không ăn cắp). Kết quả, người xoay lại bản tâm nơi
chính mình, thuận với tính sẵn có thì ác pháp đã không. Thiện pháp cũng bỏ.
Nếu người chỉ tâm niệm thiện pháp (không ăn cắp) tức là nô
lệ giáo điều mà không nơi tự tánh thuần chơn. Kẻ này dù cả đời không ăn cắp vẫn
là kẻ làm vẫn đục lòng mình.
Vậy ra ra chỉ có duyên sanh, duyên diệt mà tánh không theo
đó sanh diệt.
2) Nhơn câu chuyện, quay lại lãi nhãi lời dạy của vị thầy
(tụng kinh mà chẳng biết trì kinh, còn gọi là bị kinh chuyển mà chẳng biết
chuyển kinh, còn gọi là vướng trong lưới ma của ngôn thuyết mà chẳng biết chiếu
soi nơi bản tâm).
* Nhơn có học trò phạm lỗi, thầy mới tùy nghi dùng phương
tiện dùng thiện thay ác. Người vốn không hề mảy may hệ niệm việc trộm cắp thì
lời dạy trở thành “khoét thịt làm thương tích, gọi là pháp chướng, gọi là phật
chướng”.
* Việc chính ở ngay bổn tâm người học trò phạm lỗi (chúng
sanh mê lầm), đó là bổn phận của anh học trò với chính mình. Tán thán ông thầy
(Phật ngoài tâm), tán thán lời dạy (giáo pháp) thì có gì dính dáng.
* Pháp pháp (thiện ác) theo duyên sanh, theo duyên diệt là
pháp phương tiện, cũng gọi là tà pháp (vì mê chấp, vì còn để tâm duyên theo
ngoại cảnh).
Vốn chẳng mảy may vọng khởi (chẳng duyên) theo không có tâm
ăn cắp hay không có tâm không ăn cắp (hai vọng niệm đối đãi: có không, thiện
ác, đẹp xấu, ta người, vô vi hữu vi, phàm thánh, chúng sanh phật, sáng tối…)
thì từ tánh thiên chơn đó tùy duyên hành sự mà không có khởi tâm lấy bỏ (thủ
xả) trọn ra ngoài thiện ác của vọng tưởng (ác pháp chẳng sanh, thiện pháp chẳng
diệt).
* Lại cho rằng chánh pháp ở nơi Phật là chân lý! Lại càng mê
muội sai lầm. Chính ngã (ta) còn chẳng thể biết (ta là gì? chỉ dùng chữ tâm,
chỉ dùng chứ phật diễn mà nó là vật gì? hình tướng gì, thể trạng gì?) làm sao
biết phi ngã (phật).
Pháp vốn từ Phật, đó là từ phật tâm, từ tánh thiên chơn chứ
không phải từ lý trí một con người như ông già Ấn độ Thích Ca Mâu ni riêng có,
chẳng từ học ở phật Nhiên Đăng. Chư phật ba đời bình đẳng, chẳng có ông nào lớn
ông nào nhỏ, chẳng có ông khôn ông ngu, chẳng có ông nào sanh ra trước ông nào.
Thân thì trước sau, tâm há trước sau!
Pháp mà học được, hiểu được vốn do duyên sanh, cũng theo
duyên diệt.Thế nên vào trong đó, chư phật thật không có chỗ cắm mỏ. Chính tâm
đó là pháp, pháp đó không bởi duyên sanh, chẳng theo duyên diệt. pháp và tâm
chẳng khác nên gọi phật pháp. Tâm đã không (không móng khởi, tịch diệt mà chiếu
thì pháp đó cũng tịch diệt mà chiếu. Tâm thì tịch mà pháp thì chiếu, tịch diệt
song chiếu, bình đẳng ra ngoài ngôn thuyết một hai). Có duyên liền hiện chính
là Văn thù. Một niệm vừa khởi chính là cái tướng của Văn Thù vậy!
3) Trong ngoài. Kẻ chấp bên ngoài vô thường mà không biết
vọng tâm vô thường, vọng tưởng sanh diệt, pháp pháp sanh diệt. Còn khởi tưởng
tâm liền gọi là trong. Liền đó, trong ngoài chướng ngại nhau. Mê muội bảo trong
tịnh ngoài loạn, trong chơn ngoài giả. Vẫn chỉ alf bóng dáng của vọng tưởng
ngôn thuyết. Có gì dính dáng.
Diệt ngoài sanh trong (sanh diệt), bỏ ngoài giữ trong (thủ
xả) thảy là bệnh lớn. Kẻ ngồi thiền giữ tâm bất động, yên tịnh. Người đến
(Phật, Tổ) đến xáng cho một bạt tai, hồn vía lên mây, mở mắt định thần không
khỏi nổi điên tức giận. Tu như vậy có gì dính dáng. Còn người (phàm, chúng
sanh) đến đạp cho một đạp chí mạng, hồn vía lên mây, định thần rồi niệm thần
chú a la ba da đà la … rồi dối mình không loạn, dối mình tu hạnh nhẫn nhục, dối
mình đó là vô thường… toàn là tự dối. Có gì dính dáng!
Trong ngoài chướng ngại nhau chỉ vì vọng chấp trong ngoài.
Chớ diệt, chớ bỏ ngoài. Diệt bỏ ngoài thì rơi thẳng vào hầm không giải thoát
đáng sợ. Tâm há đồng vô tri kia. Thế nên chư cổ đức niêm “hội muôn vật làm
chính mình” là nghĩa này!
Chớ nhận bề trong một chiều, đó vẫn là bóng dáng nội thức,
không lìa khỏi sanh tử. Gọi là rỉ chảy.
Tâm không không có nghĩa là không có tâm, chỉ là không có
tâm lấy bỏ, không có tâm sanh diệt, không có tâm móng khởi duyên theo cảnh.
Pháp không không phải có cái pháp nào tên là không, cũng
không ôm cái không rỗng. Không pháp là tùy duyên mà chiếu, chiếu mà thường tịch.
Nên gọi pháp không.
Chớ sanh kiến giải, học không thể không hiểu. Hiểu đó thì
hành, độn căn thì quay lại xem trên bổn tâm mình, xem các vọng tưởng thức ý
sanh diệt không dừng, xem rồi lại xem. Chứ không phải ôm kiếm giải, ôm cái
hiểu, ngồi đó mà suy tư tìm ra diệu nghĩa.
Khi mê thì THẾ TÔN CÓ MẬT NGỮ
Khi ngộ thì CA DIẾP CHẲNG TRUYỀN.
Pháp là phương tiện,
nương phương tiện mà tu hành. Đến bến (cứu cánh) thì phương tiện cũng bỏ, cứu
cánh cũng bỏ (phương tiện đã không, cái gì là cứu cánh).
Lìa bỏ ngôn thuyết,
lìa bỏ tâm hành. Chính là phật pháp.
“Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm,
kiến tánh thành phật.”
(Nơi đây cần một chuyển ngữ.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét