Gã bước khỏi nhà dù đã hơn 2 giờ khuya. Đang là mùa mưa nên
có thể trời khá lạnh nhưng gã không thấy lạnh, gã vẫn thấy nóng và khi dọc bờ
sông có nhiều con gió hơn nhưng vẫn không làm gã thấy dễ chịu. Gã mệt và lòng
như đang bị nung đốt.
Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014
Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014
Tiễn em
Em lên xe, hoa đời kết trái
Nhạn theo đôi gấp lại cánh thiên dy
Chút men say không tiễn người đi
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
Phán quan: xả cho người cũng là xả cho chính mình
Phán quan chờ, gã chờ
còn bọn quỷ tốt thì an nhiên như hàng cây trong tiết trời sang thu.
Bước vào là một người đàn bà trạc tuổi sáu mươi, gông chân
không có mà cùm ở cổ, bước đi lại nhẹ nhàng, đủ lâu để gã hiểu oan chướng trói
buộc bà chính ở lòng bà không do tội lỗi. Ấy vậy gã hiểu những tội lỗi vẫn quá
nhỏ còn tâm vương chất chứa lại khó mà buông.
Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014
câu chuyện ông tư Hiền
Giúp đỡ
Ông tư Hiền chỡ thằngcháu nội 7
tuổi từ trường Minh Đạo về, ông chạy bọc cầu Nguyễn Tri Phương vì xe cần đổ
xăng, gần đến góc ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Tri Phương ông dừng lại và móc
túi lấy 10 ngàn đưa thằng cháu, thằng bé hiểu ngay vì bên lề trước mặt có một
phụ nữ gầy gò rách rưới ngồi cạnh thằng bé tuổi trạc tuổi nó, thằng bé trông
nhếch nhác bẩn và nước da cũng ngăm đen, nó chắc chắn người bạn nhỏ của nó bị
phơi nắng suốt ngày ngoài đường cùng mẹ.
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
Cà phê chuyện phiếm (3)
Gã Ngớ chẳng nhìn ai quanh bàn chỉ có 4 người, Cái thú duy
nhất không phải là thói quen ngồi quán, gã ngồi để tạm tránh cái oi đến bức cả
người vì trời nóng. Dĩ nhiên hôm nay không ngoại lệ, gã cũng sẽ không trả tiền
vì ít ai mà ông Tư cho phép tranh mất cái cái quyền người lớn tuổi nhất trong
bàn. Quả thật, ông Tư ngoài là người được người trong xóm kính trọng về sự mẫu
mực khôn ngoan mà người ta còn thương ông quả là người dễ gần. Đến như gã Ngớ vốn
ít giao tiếp và lại là người không hay chuyện, chưa muốn nói là gã vốn đần
thường hay làm mích lòng người nghe.
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
Lại tiếp đêm nay. Cõi thương tâm
Nàng đi bên cạnh gã bước chân dịu
dàng, dù không nhìn nhưng nàng là chỗ dựa duy nhất cho tâm hồn gã, nàng đã
chung thủy bên gã đã bao lâu! Đất trời còn không nhớ nổi. Gã quá đổi mệt mỏi
nàng cũng vậy, gót chân mềm của nàng ai biết được đã vượt cả ngàn năm.
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Đêm nay
Gã chưa xỉn sau khi cùng vài người
bạn cố phá hết mồi là chính. Hiếm hoi mới họp mặt vài người là bạn của nhau hơn
40 năm, từ cái thủa còn là chú học trò tiểu học. Gã uống nhiều hơn bình thường, không
tỉnh táo nhưng chưa say vì gã còn chạy xe về đến nhà mà chưa ủi vào cột điện.
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
Kẻ thù và hiểm họa (phần 2)
Kẻ thù
Con người vốn dĩ thiện tâm (tánh
bổn thiện) nhưng lớn lên tham muốn, tư dục, tự ngã vốn là ác (gốc ác) mà chẳng
ác (vì còn có đạo lý xã hội, còn có tình yêu thương và pháp luật) nên tham mà
chỉ cố dựa vào sức mình lao nhọc chính đáng mà có. Nhưng khi có điều kiện thỏa
mãn gốc ác thì 80% đều trở thành những kẻ độc ác tham tàn theo nhiều cấp độ.
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
Kẻ thù và hiểm họa (phần 1)
Con người và Pháp luật
Khi cuộc biến động lớn tại Pháp từ 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả giáo hội Rôma tại Pháp mở đầu cho một ý thức rõ nét, quyền của từng con người trong xã hội và quyền lực mỗi quốc gia phải thuộc về đồng bào chứ không thể để một nhóm người (vua – quan hay tôn giáo) nắm giữ.
Khi cuộc biến động lớn tại Pháp từ 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả giáo hội Rôma tại Pháp mở đầu cho một ý thức rõ nét, quyền của từng con người trong xã hội và quyền lực mỗi quốc gia phải thuộc về đồng bào chứ không thể để một nhóm người (vua – quan hay tôn giáo) nắm giữ.
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
Định hụê song tu (phần cuối)
Định hụê song tu dành cho mê.
Lời sư Ngố
Vì có chúng sanh nên có pháp, vì có tám vạn trần lao nên có
tám vạn pháp môn. Tất cả pháp đều là quyền lập. Trong cửa Văn Thù là thật trí
(trí bát nhã) thì không một lời một lý. Ngoài cửa Phổ Hiền là quyền trí dựng
lập tất cả pháp. Nếu là phật tử chân chính phải rõ nghĩa này để không nhầm lẫn
giữa phương tiện và cứu cánh, đừng nhận giặc làm con.
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014
Định hụê song tu (phần 2)
Lời lão gàn
Nếu nói về Phật Pháp tức chỉ tuyên nói về thủy giác (cái
biết ban đầu) vậy đâu là khởi thủy (lúc ban đầu) và đâu là thời gian bản giác
(tánh biết của tâm) khi chưa duyên theo bên ngoài mà cấu nhiễm (trước vụ nổ
bigbang)? Từ lúc trước big bang 3000 thế giới tan vỡ thành 1 cục (dù ở dang thức nào)
trở về trước, lúc ấy lại là cái giác gì? Nếu lại có một cõi nào chẳng dính dáng
vũ trụ lại thành truyện thần thoại không thể y cứ. Nên nếu khởi tưởng về Phật
pháp thì Phật cũng chẳng có lưỡi, chẳng có chúng sanh để nghe.
Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014
Định hụê song tu (phần 1)
Câu chuyện lão quỷ tốt già: Giống dân man rợ không thể giáo
hóa
Lão quỷ tốt già ngồi trên cành cây, bọn quỷ tốt ngồi dưới
gốc, chúng chẳng nhìn lên vì sẽ mỏi cổ, nhưng chúng biết lão vẫn quan sát
chúng. Chúng thích nghe kể chuyện như ngày nào nơi trần thế thủa ấu thơ, say mê
nghe mẹ nghe ba kể chuyện. Niềm vui đó đã xa lắm rồi và hẵn vô nghĩa với người
trưởng thành, nhưng với chúng, tâm hồn vẫn ngây thơ và đầu óc khá ư là ù lì thì
đó vẫn đưa chúng vào niềm say mê lý thú. Lão quỷ tốt tằng hắng giọng dù nơi đây
chẳng ai khan cổ bao giờ!
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần cuối)
Nhà sư Vô thường đã lấy lại vẻ an nhiên, gã Ngớ nhìn và biết
chẳng thể nào biết về người khác qua cái lớp bề ngoài. Phán quan hẵn cũng chỉ
cảm nhận được mà thôi dù ngài có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác.
Phán quan nhìn gã Ngớ như muốn nói gì đó. Gã không chắc sẽ đi đến đâu, nhưng gã
sẽ cố nói ít lời cho xong việc của gã, còn việc của chính sư Vô thường là do
chính lão chứ nào ai giúp được. Gã chợt nhớ lúc bé gã có xem một tấm ảnh một
con khỉ sắp chết đuối, con khỉ nắm đầu nó để tự kéo mình lên. Hình cho thấy
“người ta không thể tự cứu mình”. Gã chợt cười một ví dụ phủ nhận chính mình.
Có lẽ đám tăng đang sống bám và trục lợi từ bá tánh nhờ vào “những bài thuyết
pháp” chính là con khỉ sắp chết đuối. Nhưng khác là AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG TRÊN BỜ!
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 4)
Lời lão Gàn:
Tạm gọi là sau khi đắc đạo Thế tôn dành trọn đời 49 năm để
kiến lập trước sau ba thừa và cuối đời ân cần căn dặn lại (đã nhắc nhở rất
nhiều lần) vạn pháp như huyễn, ngôn thuyết cùng Phật đạo chẳng hề dính dáng.
Chúng ta có một ghi nhận lịch sử là chỉ có Tổ Ca Diếp được
Thế Tôn chia đôi tòa cho ngồi, lấy y mà trùm và bảo : “Ta có Chánh pháp Nhãn
tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, nay trao lại
cho Ma-ha Ca-diếp” và một bài kệ cuối đời khi Thế tôn nhập diệt (chết là từ
dành cho mọi người, Tịch là dành cho các Thiện tri thức được thọ ký từ sau Tổ
Hụê Năng, nhập diệt là dành cho Phật, Tổ)
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 3)
Câu chuyện lão gàn: những nàng tiên trên đỉnh bồ đề
Ngày xưa, có 9 nàng tiên bé nhỏ, các nàng có đôi cánh thần
kỳ rất nhỏ, các nàng có thể bay lượn nhanh như ánh sáng, các nàng sống trên một
đỉnh núi mà các nàng chẳng bao giờ gọi tên.
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 2)
Câu chuyện lão gàn: Khoét thịt thành thương tích
_ _ _ _ _
_ _ _ _ _
Trước tiên ta có câu chuyện kể các ông nghe:
- Xưa xưa lắm có một bộ tộc chưa đến trăm người sinh sống
giữa rừng già. Họ sống hoang dã như con thú rừng, lượm trái cây, đào củ, hái
rau rừng, bẩy thú và bắt cá bằng ném ngọn lao. Họ sống không ở một nơi nhất
định, đến mùa mưa lũ họ lên triền núi làm chòi, và trái cây rau dại là thực
phẩm chính nên họ cũng như thú săn mồi không định cư một chỗ nhất định.
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 1)
Gã thường chẳng bao giờ nhìn sư sãi trên đời. Bởi lẽ đằng
sau miếng vải may thành áo mà người ta gọi là áo cà sa, kẻ mặc áo đó luôn được
mọi người vị nể bắt đầu bằng việc chắp 2 tay và mở đầu bằng hai từ “thưa thầy!”
cho dù phần đông bọn họ trẻ thì học hành biếng nhác, lớn chẳng muốn nhọc thân
lao nhọc chui ngay vào chùa tìm chỗ dung thân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)